Cần đạp phanh đúng lúc nhất có thể. Sử dụng nhiều lần liên tục có thể khiến má phanh bị mòn hoặc xe mất phanh. Nhưng bạn cũng không nên phanh quá muộn. Điều quan trọng là phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa thời gian giảm tốc, mức tiến sâu dưới đỉnh cua và hy sinh tốc độ ở giữa khúc cua.
Dù có ABS hay không thì nó cũng không thực sự cần thiết trên đường đua. ABS làm giảm tốc độ xe nhanh chóng, người lái chỉ cần đạp và giữ phanh. Nhưng một tay đua chuyên nghiệp có thể làm điều đó tốt hơn thế. Với đôi chân của họ, bánh vẫn không bị bó cứng mà đồng thời tận dụng được khả năng phanh.
Lần đạp đầu tiên với lực ép lớn có tác động lớn nhất. Xe chậm ngay lập tức, toàn thân người điều khiển như gấp lại, họ phải nhả nhẹ phanh để chống bó cứng. Tăng lực giữ vô-lăng, nhanh chóng nhả chân phanh khi xe bắt đầu chuyển hướng. Giống như có một sợi dây gắn mũi giày với phần phía dưới vô-lăng. Người đua vừa đánh lái, vừa duỗi chân nhả phanh. Quay vô-lăng và không đạp phanh ngay cả khi xe ở đỉnh cua.
Bánh bị lết trong tích tắc trước khi xe xuống đỉnh nhưng vẫn cần một chút lực phanh ghìm đầu xe, xoay nhẹ phần đuôi và xe ở chính xác vị trí của nó. Đây là cách giảm hiện tượng understeering, toàn thân xe quay quanh một trục đi qua đỉnh cua trong khi vẫn duy trì tốc độ cao và phanh trễ nhất. Đó cũng là điểm mấu chốt để các tay đua tăng tốc nhanh hơn.
Một số tay đua có kỹ năng điều khiển phanh bằng chân trái. Bởi khi đó, sẽ tiết kiệm được thời gian chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang phanh. Tuy vậy, ở tốc độ cao thì khoảng cách mới là then chốt.
Trong tích tắc ở đỉnh cua không nhấn thêm bất cứ thứ gì. Vội vàng đạp ga có thể tạo ra lực văng đuôi khủng khiếp, lúc này hãy gạt bỏ ý định tăng tốc, chờ đợi cho đến khi phía trước được ghìm chặt bạn mới có thể tăng tốc. Bởi vậy, hãy đạp nhanh dần đều.
Song song với những kỹ thuật trên, hãy vuốt vô-lăng như với một dải lụa. Đặt 2 tay ở vị trí 3 giờ và 9 giờ và đừng thay đổi nó.
Thế Hoàng